Cholesterol and cardiovascular disease

Cholesterol và bệnh tim mạch 

Những con số đáng sợ về tình hình bệnh

 Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 2 trên thế giới. Cứ mỗi 5 giây có một ca đau tim, cứ mỗi 6 giây lại có một ca bị đột quỵ, 17 triệu người chết vì bệnh tim mạch vào mỗi năm. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, một nửa số ca bị chết hoặc tàn tật mỗi năm nguyên nhân là do đau tim hoặc đột quỵ, có thể phòng ngừa được bằng cách can thiệp đến lượng cholesterol trong máu. 

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một dạng của lipid hoặc chất béo,  một phần được tạo ra bởi tế bào gan (nội sinh) và một phần được cung cấp bởi chế độ ăn (ngoại sinh). Nó đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như thành phần chính của màng tế bào và đảm bảo tính thẩm thấu và linh hoạt cho tế bào. Quá trình chuyển hóa cholesterol tạo ra nhiều hormone quan trọng trong cơ thể như steroid hormone, ngoài ra cholesterol còn là thành phần tạo acid mật trong túi mật. 

Cholesterol tồn tại trong một dạng duy nhất, tuy nhiên nó được vận chuyển trong máu thông qua kết hợp với hai loại protein khác nhau : Lipoprotein tỷ trọng thấp - low density lipoprotein(LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao - high-density lipoprotein ( HDL). LDL vận chuyển cholesterol từ gan đến tất cả các tế bào. Nếu quá trình tổng hợp, hấp thu, vận chuyển và chuyển hoá của cholesterol không được điều chỉnh và cân bằng, các LDL - cholesterol có thể bị tích tụ lại trong mạch máu dần dần gây ra các mảng xơ vữa trong lòng động mạch:

  • Các động mạch vành : là các động mạch nuôi dưỡng cơ tim, đây là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên. Nếu các động mạch vành bị tắc nghẽn, tim sẽ thiếu oxy để nuôi dưỡng dẫn đến nhồi máu cơ tim. 

  • Các động mạch cổ ( đặc biệt là động mạch cảnh) : chúng tưới máu cho tế bào não, sự tắc nghẽn của chúng là nguồn gốc của các vấn đề tai biến mạch máu não ( tắc nghẽn mạch máu não).

  • Động mạch tứ chi: tưới máu đến các ngón chân. Nếu bị tắc mạch máu gây ra viêm động mạch chi dưới.

Điều hòa lượng LDL cholesterol trong máu đến ngưỡng khoẻ mạnh có thể cứu cả mạng sống

Men gạo đỏ ngăn chặn sự tổng hợp cholesterol

Men gạo đỏ đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ ở Trung Quốc và các nước Châu Á như một phương thuốc truyền thống. Nó được tạo thành từ việc chiết xuất gạo sau khi được lên men với một loại nấm men màu đỏ tên là Monascus purpureus.

Men gạo đỏ tự nhiên chứa một vài thành phần có thể kiểm soát LDL cholesterol và nồng độ lipid trong máu: đã có những nghiên cứu minh chứng sử dụng 2.4gr men gạo đỏ sẽ làm giảm LDL cholesterol 22% và tổng lượng cholesterol 16% trong 12 tuần.

Lý giải cho tác dụng của men gạo đỏ, nó có chứa hơn 10 monacolin - chất có cấu trúc hoá học giống với cấu trúc statin ( chất có tác dụng hạ cholesterol máu cao). Loại Monacolin chính của men gạo đỏ là Monacolin-K - có công thức giống lovastatin , còn gọi là lovastatin tự nhiên. Lovastatin là thuốc đặc hiệu được kê đơn cho trường hợp tăng cholesterol máu. Theo một nghiên cứu vào năm 2008, bổ sung 10mg monacolin K ( tự nhiên) sẽ tương đương tác dụng với 20 - 40mg lovastatin tổng hợp.

Ngoài ra cần lưu ý rằng, hiệu quả của men gạo đỏ trên điều hoà LDL cholesterol được tăng cường nhờ hàm lượng sterols, isoflavones, các acid béo đơn chưa bão hòa - chất béo lành mạnh. Theo những thử nghiệm tại Trung Quốc, men gạo đỏ còn có những tác động tích cực trên sức khỏe tim mạch.

Lưu ý: để đặt được hiệu quả trên cholesterol trong máu, liều lượng của Monacolin k trong men gạo đỏ cần dùng khoảng 10mg. 

Phytosterols, yếu tố giảm nồng độ cholesterol trong máu

Phytosterols là những loại lipids từ thảo dược. Nó có cấu tạo hoá học tượng tự như cholesterol và tác động bằng cách cạnh tranh hấp thu với cholesterol trong hệ tiêu hoá nên giảm việc hấp thu cholesterol trong đường ruột. Từ những năm 1950, người ta đã chứng minh rằng sử dụng một thời gian dài các phytosterols làm giảm sự hấp thu các cholesterol xấu ( LDL) từ 10 - 15 % mà không ảnh hưởng đến nồng độ của cholesterol tốt - (HDL).

Vậy cơ chế tác dụng của nó hoạt động như thế nào:

 Việc tiêu hoá và hấp thu cholesterol diễn ra trong nhiều giai đoạn: sự nhũ hoá chất béo, thuỷ phân lipid, tạo thành các phân tử micelles và cuối cùng là hấp thu các micellar. các Phytosterols ngăn cản quá trình này  bằng cách cạnh tranh sự gắn kết với các cholesterol bởi khả năng hòa tan của nó trong các phân tử micelles. Với khả năng kết nối tốt hơn, phytosterols chiếm lấy vị trí của một phần cholesterol trong micellar.

kết quả là: Những cholesterol chưa được phân giải sẽ được chuyển vào lòng ruột và đào thải ra ngoài qua phân. Song song đó, phytosterols tác động trực tiếp lên sự chuyển hoá cholesterol bằng cách tăng đào thải LDL và giảm hoạt động của enzym ACAT2, một loại enzym tham gia trong việc ester hóa cholesterol, nhân tố chính để vận chuyển cholesterol từ ruột đến cơ quan khác.

Thêm vào đó, những nghiên cứu gần đây chứng minh tác dụng tích cực của phytosterols trên sức khỏe tim mạch, và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sự kết hợp tác động của phytosterols và statin tự nhiên (men gạo đỏ) sẽ đem lại tác động hiệp đồng mạnh mẽ, giúp giảm nồng độ cholesterol tốt hơn. Do sự tác động của hai cơ chế bổ trợ lẫn nhau, phytosterols giảm việc hấp thu cholesterol ở ruột, men gạo đỏ giảm sản xuất cholesterol trong cơ thể.

 Nhựa thơm Gulgul để bắt và bẫy cholesterol

Tại Ấn độ, phương thuốc đông y cổ truyền là Gulgul - là nhựa thơm của cây Mukul commiphora, đã được công nhận từ nhiều thiên niên kỷ. Tên gọi của nó còn được gọi gulgulipid tiếng Phạn có nghĩa là phòng chống bệnh tật. Gulgul được sử dụng ngàn năm tại Ayurvedic, trong y học cổ truyền Ấn Độ, được các bác sĩ nhận định “ có tác dụng loại bỏ sự tích tụ của các chất béo trên thành mạch “

Các hợp chất thú vị nhất của Gulgul là Z và E gulgulsterons, chúng là những phytosterols đóng vai trò đặc biệt trên việc tăng cholesterol máu và tăng triglyceride máu.

Tác dụng của nó bao gồm: 

  • Kích hoạt và tăng cường các hoạt động thụ thể của màng tế bào trong gan, dẫn đến giảm LDL cholesterol trong máu.

  • Ngăn chặn mật tiết ra acid mật để tiêu hoá cholesterol và tham gia vào cơ chế kiểm soát nồng độ lipid trong máu do đó làm hạ cholesterol máu.

  • Kích thích chức năng tuyến giải bằng cách tác động trực tiếp vào tế bào nội tiết tuyến giáp. Dẫn đến giảm thèm ăn, điều hoà khẩu vị, tăng cường hiệu hoá và đào thải chất thải ra khỏi cơ thể.

Tác dụng của gulgulsterons được tăng cường bởi các thành phần khác của gulgulipid: Mức lipid trong máu giảm từ  10 đến 30% tuỳ thuộc vào điều kiện và đối tượng được thử nghiệm.

Ngoài ra, các gulgulipid còn có tác dụng khác như:

  • điều trị mụn trứng cá ( nốt sần)

  • Giảm viêm trong một số bệnh về thấp khớp và gân cốt

Kết luận

Những lợi ích về sức khoẻ của 3 thành phần hoạt tính trên được kết hợp để tạo sức mạnh tổng hợp tác động lên cả cholesterol nội sinh và ngoại sinh, để điều hoà và cân bằng lại mức triglyceride trong máu và kiểm soát nồng độ mỡ máu trong cơ thể

Tuy nhiên để tối ưu tác động, sự kết hợp này phải bao gồm:

  • Monacolin K từ men gạo đỏ

  • Phytosterols có thể phân tán được, nó không tan trong tướng dầu và tướng nước, do đó khó hấp thu : LIPOPHYTOL -Loại không phân tán tốt nhất từ thảo dược - phytosterols. Được đóng gói trong viên nang dạng siêu nhỏ để kết hợp trong các loại thực phẩm chức năng và cho phép cơ thể hấp thu tốt.

Tài liệu tham khảo:

[1] A lire : Patrick Lustenberger et jean André, Le métabolisme du cholestérol et des stéroïdes, Full article here

[2] Ong HT, Cheah JS. Chin Med J (Engl). Statin alternatives or just placebo: an objective review of omega-3, red yeast rice and garlic in cardiovascular therapeutics. 2008 Aug 20;121(16):1588-94.[3] Lichtenstein AH, Appel LJ, et al. Summary of American Heart Association Diet and Lifestyle Recommendations revision 2006. Arterioscler Thromb Vasc Biol. 2006 Oct;26(10):2186-91. Review. Full text here

[4] Demonty I, Ras RT, et al. Continuous dose-response relationship of the LDL-cholesterol-lowering effect of phytosterol intake. J Nutr. 2009 Feb;139(2):271-84. Full text here

[5] Jong A, Plat J, et al. Effects of long-term plant sterol or stanol ester consumption on lipid and lipoprotein metabolism in subjects on statin treatment. de Br J Nutr. 2008 Nov;100(5):937-41. Summary here

[6] Kelly M. Shields, Pharm.D. , Michael P. Moranville, Guggul for Hypercholesterolemia, American Journal of Health-System Pharmacy. 2005;62(10):1012-1014.

[7] Bruneton Jean, Pharmacognosie, phytochimie, plantes médicinales, 4e ed, pages 898 à 900

 
Image: Phytotherapy, acts to restore balance and nourish the field
Previous
Previous

EPA and DHA in Omega 3

Next
Next

Activa, a patented technology