Melatonin - “hormone tự nhiên cho giấc ngủ ngon lành"

Make it stand out

Whatever it is, the way you tell your story online can make all the difference.

Melatonin là chất được sản xuất tại tuyến yên vào lúc chập tối, còn được gọi là hormone của giấc ngủ. Melatonin đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh đồng hồ sinh học của con người thông qua giấc ngủ (chu kỳ giấc ngủ trong ngày). Tuyến yên nhạy cảm với ánh sáng và sẽ giảm sản xuất melatonin vào buổi sáng để giúp cơ thể tỉnh giấc một cách tỉnh táo vào buổi sáng. Việc sử dụng 1 mg Melatonin sẽ giúp giảm thời gian buồn ngủ, giúp cơ thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn. 

Melatonin được biết đến rộng rãi với tác dụng trong việc di chuyển xa -  say  xe. Khi bạn phải bay hoặc di chuyển qua các vùng với múi giờ lệch nhau, tuyến yên của bạn chưa thể thích nghi với thời gian “ tối” và sáng trong ngày, điều đó làm bạn mệt mỏi, khó ngủ. Nếu bạn dùng 1mg Melatonin là cách đơn giản và hỗ trợ cơ thể nhận biết “vùng thời gian" và giúp cơ thể thích nghi nhanh hơn với sự khác biệt múi giờ và giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Không chỉ giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn, melatonin còn được biết đến với hiệu quả tăng cường chất lượng giấc ngủ trong những thời gian bị căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Những nghiên cứu tổng quát vào năm 2001 chỉ rõ nó ảnh hưởng đến thời gian để đi vào giấc ngủ. 

Melatonin hoạt động tốt để hỗ trợ chứng rối loạn giấc ngủ giai đoạn muộn. Việc này có liên quan đến sự rối loạn nhịp sinh học. Một số cơ thể bị hội chứng rối loạn giấc ngủ này có thể ngủ vào khoảng thời gian từ 3g đến 6g sáng và thức dậy vào giữa trưa đến 3 giờ chiều ngày hôm sau. 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số người có vấn đề về mặt sức khỏe thường có nồng độ melatonin thấp dưới trung bình. Họ cũng cho thấy việc sử dụng melatonin trong ngày có thể làm giảm một số các triệu chứng tâm lý như giảm căng thẳng, stress hoặc trầm cảm, lo lắng và kích thích. Các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu xem căng thẳng là một yếu tố góp phần chính gây ra trầm cảm và chứng minh tầm quan trọng trong việc tái cân bằng nhịp sinh học trong việc điều trị hiệu quả chứng trầm cảm. Nghiên cứu này một lần nữa nhấn mạnh công dụng của melatonin trong việc hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm. 

Cuối cùng, Melatonin được minh chứng có hiệu quả hỗ trợ trong chứng đau nửa đầu, hội chứng ruột kích thích và đau cơ xơ hóa do công dụng giảm đau mãn tính của nó. 

Sử dụng Melatonin ở liều lượng hợp lý thì tương đối an toàn. Tuy nhiên nó nên được sử dụng một cách thận trọng, điều độ và trong một thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ về mặt sinh lý của việc sản xuất melatonin tự nhiên của cơ thể bạn. Tuyến yên của bạn có thể bị phụ thuộc và ngưng sản xuất melatonin nếu bạn thay thế nó bằng melatonin tổng hợp trong thời gian dài. 

Tài liệu tham khảo

  • Ballard CG, O’Brien JT, et al. Aromatherapy as a safe and effective treatment for the management of agitation in severe dementia: the results of a double-blind, placebo-controlled trial with Melissa.

  • Amsterdam JD1, Li Y, Soeller I, Rockwell K, Mao JJ, Shults J., A randomized, double-blind, placebo-controlled trial of oral Matricaria recutita (chamomile) extract therapy for generalized anxiety disorder. Depression Research Unit, University Science Center.

  • Hanus M1, Lafon J, Mathieu M, Double-blind, randomised, placebo-controlled study to evaluate the efficacy and safety of a fixed

  • combination containing two plant extracts (Crataegus oxyacantha and Eschscholtzia californica) and magnesium in mild-to-moderate anxiety disorders.

  • Étude sur l’Eschscholtzia californica menée par l’équipe du Laboratoire de Pharmacognosie de l’université de Metz .

  • Brzezinski A, Vangel MG, et al. Effects of exogenous melatonin on sleep: a meta-analysis. Sleep Med Rev. 2005 Feb;9(1):41-50.10. Buscemi N, Vandermeer B, et al. The efficacy and safety of exogenous melatonin for primary sleep disorders. A meta-analysis. J Gen Intern Med. 2005 Dec;20(12):1151-8.

  • Jansen S, Forbes D, Duncan V, Morgan D, Malouf R. Melatonin for the treatment of dementia.Cochrane Database Syst Rev. 2011;(1):CD003802. Résumé www2.cochrane.org

  • Detanico BC 1 , Piato AL , Freitas JJ , Lhullier FL , Hidalgo MP , Caumo W , Elisabetsky E .Antidepressant-like effects of melatonin in the mouse chronic mild stress model. Eur J Pharmacol 2009 1 avril; 607 (1-3): 121-5. doi: 10.1016 / j.ejphar.2009.02.037. Epub 2009 le 26 février.

  • The use of exogenous melatonin in delayed sleep phase disorder: a meta-analysis. van Geijlswijk IM, Korzilius HP, Smits MG. Sleep. 2010 Dec;33(12):1605-14.

  • Effect of melatonin administration on sleep, behavioral disorders and hypnotic drug discontinuation in the elderly: a randomized, double-blind, placebo-controlled study. Garzón C, Guerrero JM, et al. Aging Clin Exp Res. 2009 Feb;21(1):38-42.

  • Mcllwain H. Adenosine in neurohumoral · and regulatory roles in the brain. ln : Genazzani E, Herken H, eds. Central Nervous System – Studies on metabolic regulation and Junction. Berlin : Springer Verlag, 1973 : 3-11.

  • Harms HH, Wardeh G, Mulder AH. Effects of adenosine on depolarization induced release of various radiolabeled neurotransmitters from slices of rat corpus striatum. Neuroplw.muJCology 1979 ; 18 : 577-80.

  • Harms HH, Wardeh G, Mulder AH. Effects of adenosine on depolarization induced release of various radiolabeled neurotransmitters from slices of rat corpus striatum. Neuroplw.muJCology. 1979 ; 18 : 577-80.

  • Berne RM, Rubio R, Curnish RR. Release of adenosine from ischemie brain. Effect of cerebral vascular resistance and incorporation into cerebral adenine nucleotides. Circ Res 1974- ; 35 : 262-71.

  • Maitre M, Ciesielski L, Lehmann A, Kempf E, Mandel P. Protective effect of adenosine and nicotinamide against audiogenic seizure. Biochem Plw.muJCol 1974 ; 23 : 2807-16.

  • Jones P, Bachelard HS, Studies on amino acid metabolism in the brain using 15N-labeled precursors.

 

Images Credit: DepositPhotos

Previous
Previous

Phytotherapy, acts to restore balance and nourish the field

Next
Next

Tại sao cơ thể chúng ta cần bổ sung cả lợi khuẩn Probiotics lẫn Prebiotics?